Các điều kiện để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) vào năm 2024 là những gì? Công ty Luật TNHH I&WE sẽ diễn giải cho quý khách về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây một cách ngắn gọn và hiệu quả nhất.
ATTP được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người; ATTP là khái niệm có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các điều kiện trên, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định về: i) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; ii) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; iii) Quy định về bảo quản thực phẩm.
Các điều kiện để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm
1. Yêu cầu về cơ sở kinh doanh thực phẩm
– Có đủ diện tích để bố trí chứa đựng, bảo đảm thuận tiện di chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
– Không bị ngập nước, úng nước.
– Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; thực phẩm không bị nhiễm độc bởi ô nhiễm bởi bụi, hóa chất độc hại,…
– Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
– Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn.
– Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.
– Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
– Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với quy chuẩn.
– Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.
2. Yêu cầu về trang thiết bị
– Trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.
– Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.
– Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.
– Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.
– Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.
3. Đối với chủ cơ sở kinh doanh
– Nâng cao đạo dức kinh doanh, thực hiện tốt quy định về pháp luật khi kinh doanh, chế biến thực phẩm. Đăng ký đầy đủ giấy phép kinh daonh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Trang thiết bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị trong quá trình chế biến, phục vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Đặt ra các chỉ tiêu, yêu cầu về sức khỏa của nhân viên chế biến, phục vụ ở cơ sở quán ăn của mình.
– Giám sát, nhắc nhở nhân viên thực hiện tốt các hoạt động liên quan đến thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Nghiêm túc thực hiện chế độ tự kiểm tra 3 bước tại nhà bếp, kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào; kiểm tra thực phẩm từ quý trình sơ chế đến ra món ăn…
4. Đối với nhân viên của cơ sở kinh doanh
– Đảm bảo tốt về khám sức khỏe định kỳ, nếu mắc bệnh lây nhiễm thì phải báo cho chủ quán để tạm ngưng công việc.
– Học tập, bổ sung kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm.
– Nâng cao trách nhiệm tự giác trong việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Trong qua trình làm việc có vấn đề gì về bảo đảm an toàn thực phẩm phải báo cáo ngay cho chủ quán để xử lý.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Các điều kiện để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm 2024”. Mọi thông tin cần tìm hiểu chi tiết, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi:
Công ty Luật TNHH I&WE
VPĐD: Số 44 ngõ 897 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
SĐT: 0929.240.240