Những vi phạm hành chính mà hộ kinh doanh có thể mắc phải trong quá trình hoạt động

Hộ kinh doanh là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, phù hợp với các cá nhân hoặc gia đình kinh doanh quy mô nhỏ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh có thể vô tình hoặc cố ý vi phạm các quy định pháp luật, dẫn đến các hình thức xử phạt hành chính. Dưới đây là một số vi phạm hành chính thường gặp mà hộ kinh doanh cần lưu ý để tránh gặp rủi ro pháp lý.

  1. Không Đăng Ký Kinh Doanh hoặc Hoạt Động Sai Phép

Những trường hợp Quy định tại Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có thể là một trong những trường hợp mà thương nhân có thể mắc phải trong quá trình vận hành hộ kinh doanh:

  1. a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
  2. b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
  3. c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
  4. d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Hình thức xử phạt:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

  1. Không Thực Hiện Đầy Đủ Nghĩa Vụ Thuế

Hộ kinh doanh Không kê khai, nộp thuế đúng hạn hoặc trốn thuế. Nhiều hộ kinh doanh gặp vấn đề này do không nắm rõ quy định thuế áp dụng cho mô hình của mình, đặc biệt là thuế khoán.

Hình thức xử phạt:

  1. a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
  2. b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
  3. Vi Phạm Quy Định Về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Đối với hộ kinh doanh buôn bán thực phẩm, việc không đảm bảo vệ sinh, không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là vi phạm phổ biến.

Hình thức xử phạt:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,

– Tước quyền kinh doanh trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

  1. Sử Dụng Lao Động Không Ký Kết Hợp Đồng hoặc Không Đóng Bảo Hiểm
  2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
  3. a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  4. b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  5. c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  6. d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
  3. b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
  4. c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó
  5. Vi Phạm Quy Định Về Tiếng Ồn và Môi Trường

Hộ kinh doanh trong thời gian hoạt động chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc có xả thải, rác, chất thải ra môi trường, nhưng việc làm không đúng cách chắc chắn sẽ bị xử lý hành chính và làm tiêu tốn tiền của hộ kinh doanh

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.
  2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
  3. a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

  1. c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
  2. d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.

Việc tuân thủ các quy định pháp luật là điều kiện tiên quyết để hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả và bền vững. Chủ hộ kinh doanh cần nắm rõ những quy định liên quan đến đăng ký kinh doanh, thuế, lao động, hóa đơn và môi trường để tránh các vi phạm hành chính không đáng có.

Tin bài liên quan